Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Bênh giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan và các mô của cơ thể như: Da, niêm mạc, cơ quan nội tạng, hệ thần kinh.

Triệu chứng bệnh giang mai

Căn cứ theo tình trạng bệnh, người ta chia bệnh ra làm ba giai đoạn: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3. Giang mai ở mỗi giai đoạn sẽ gây những tác hại khác nhau tới sức khỏe

Giang mai giai đoạn 1: 

Xuất hiện 3 đến 6 tuần lễ sau khi bị lây bệnh, biểu hiện chủ yếu là săng giang mai, thường là một vết trợt nông nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, vết trợt hình tròn đều, không ngứa, không đau, nền hơi rắn, màu thịt đỏ tươi không có mủ. Thường kèm theo có hạch ở bẹn. Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu. Đối với nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng...

Giang mai giai đoạn 2: 

Sau khi người bệnh bị nhiễm bệnh sau 7- 10 tuần thì sẽ có biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, đau cơ đau khớp... hạch bạch huyết toàn thân sưng to. Toàn thân nổi mụn, có biểu hiện là nốt ban đỏ, có màu đỏ đồng, số ít có vảy, thường gọi là săng giang mai, mật độ săng nhiều, nhưng không kết mảng, người bệnh không có cảm giác gì.

Giang mai giai đoạn 3: 

Thường vào cuối năm thứ 2 của bệnh, khoảng 1 phần tư số bệnh nhân sẽ xuất hiện trở lại các triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn thứ 2 nhưng ở mức độ nặng hơn:

- Gôm Giang Mai: là những khối u sùi. Thời kỳ này thương tổn thường ăn sâu, khu trú vào lớp tổ chức da, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.

- Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, ranh giới rõ ràng. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ. Số lượng các củ có thể lên đến vài chục, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất lâu lành, sau khi lành thường sẽ để lại sẹo.

Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Followers me

Category 2

Category 3

Cười - VnExpress RSS

Popular Posts

Recent Posts

Quan tâm