Mới khoảng hai tuần nay, tôi và chồng mình đều có dấu hiệu của bệnh lậu. Nhưng hai chúng tôi ngại không dám đi khám. Tôi đã tìm hiểu trên mạng và biết được những biến chứng của căn bệnh lậu nếu như không điều trị. Hiện tại tôi đang rất lo lắng và muốn khuyên chồng cùng đi khám. Chỉ từ khi phát hiện bản thân mình mắc bệnh và do suy nghĩ quá nhiều nên tôi đã sút cân, trông gầy và suy nhược. Giờ tôi phải làm gì? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Thúy (HN)
Trả lời vợ chồng bị bệnh lậu cần điều trị như thế nào?
Chào bạn Thúy, điều nên làm tốt nhất lúc này là cả hai vợ chồng bạn phải cùng đi khám và điều trị bệnh lậu, không nên chần chừ để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe.Bệnh lậu lây nhiễm qua những con đường nào? Chắc hẳn vẫn còn rất nhiều người chưa tìm được lời giải chính xác cho câu hỏi này. Cơ thể người là nơi cư trú duy nhất của vi khuẩn lậu, những người mắc bệnh lậu sẽ là nguồn lây nhiễm chính, và con đường truyền nhiễm có thể chia làm hai loại: thông qua quan hệ tình dục và lây nhiễm không quan hệ tình dục.
1. Lây nhiễm qua quan hệ tình dục:
Chủ yếu lây nhiễm qua quan hệ tình dục hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Những nam giới mắc bệnh lậu thường do có quan hệ tinh dục với người bệnh dẫn tới mắc bệnh, người mắc bệnh lậu sẽ là nguồn gây lây nhiễm, khoảng hơn 90% nam giới mắc bệnh lậu là do có quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc quan hệ với người mắc bệnh lậu. Nếu nam giới và nữ giới mắc bệnh lậu có quan hệ tình dục thì khả năng nhiễm bệnh là 25%, khả năng lây bệnh tỉ lệ thuận với số lần quan hệ.
2. Lây nhiễm không quan hệ tình dục:
Tình trạng những bệnh nhân mắc bệnh lậu do hình thức này cũng tương đối nhiều, chủ yếu là do có tiếp xúc với những vật dụng có nhiễm vi khuẩn lậu của người bệnh như: khăn tắm, chậu tắm, dùng chung nhà vệ sinh với người bệnh cũng có khả năng nhiễm bệnh.
Các bác sĩ cũng cho biết thêm, sau khi lây nhiễm bệnh khoảng 3-5 ngày, bệnh nhân sẽ bắt đầu có những triệu chứng của bệnh như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu có mủ.
Dấu hiệu này sẽ mất đi sau vài ngày nhưng thực tế người bị nhiễm lậu vẫn đang trong giai đoạn ủ bệnh (bệnh này biểu hiện ở nam rõ rệt hơn, đối với nữ thường không thấy dấu hiệu đặc biệt, chưa kể có những trường hợp mắc bệnh nhưng không hề có biểu hiện gì bất thường).
Hậu quả: Bệnh gây viêm tinh hoàn dẫn tới vô sinh, viêm tuyến tiền liệt, tũi tinh, ứ mủ, viêm buồng trứng…
Các bác sĩ cũng cho biết thêm, sau khi lây nhiễm bệnh khoảng 3-5 ngày, bệnh nhân sẽ bắt đầu có những triệu chứng của bệnh như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu có mủ.
Dấu hiệu này sẽ mất đi sau vài ngày nhưng thực tế người bị nhiễm lậu vẫn đang trong giai đoạn ủ bệnh (bệnh này biểu hiện ở nam rõ rệt hơn, đối với nữ thường không thấy dấu hiệu đặc biệt, chưa kể có những trường hợp mắc bệnh nhưng không hề có biểu hiện gì bất thường).
Hậu quả: Bệnh gây viêm tinh hoàn dẫn tới vô sinh, viêm tuyến tiền liệt, tũi tinh, ứ mủ, viêm buồng trứng…
Nguyên tắc điều trị:
Điều trị theo hướng dẫn quốc gia phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều trị cho cả bạn tình của bệnh nhân. Đối với các cơ sở y tế không chuyên khoa và tuyến y tế cơ sở, quận huyện không có xét nghiệm hỗ trợ thì điều trị theo tiếp cận hội chứng; đối với cơ sở chuyên khoa, các cơ sở y tế có xét nghiệm hỗ trợ thì điều trị theo căn nguyên.
Dùng một trong các loại thuốc sau:
- Cefixim uống liều duy nhất 400 mg, hoặc
- Cetriaxone 250 mg tiêm bắp liều duy nhất, hoặc
- Spectinomycin 2 gam tiêm bắp liều duy nhất, hoặc
- Cefotaxim 1gam tiêm bắp liều duy nhất.
Phối hợp với một trong các loại thuốc sau để điều trị nhiễm chlamydia:
- Azithromycin 1gam uống liều duy nhất, hoặc
- Doxycyclin 100 mg uống 2 viên/ngày trong 7 ngày, hoặc
- Tetracyclin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày, hoặc
- Erythromycin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.
Chú ý: việc sử dụng các loại thuốc này cần làm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng khi có biểu hiện của bệnh lậu mà chưa đi khám nhằm tránh dùng sai thuốc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét